Những thông tin hữu ích về thẩm định phòng sạch
Phòng sạch là hệ thống được xây dựng nhằm tạo môi trường làm việc tối ưu nhất cho quá trình nghiên cứu và sản xuất. Để làm được điều này, phòng sạch cần đáp ứng rất nhiều các nguyên tắc, tiêu chuẩn. Và vượt qua các khâu thẩm định khắt khe rồi mới được đưa vào sử dụng. Trong bài viết này, hãy cùng INTECH tìm hiểu những nội dung liên quan đến Thẩm định phòng sạch, Thẩm định hệ thống HVAC.
1. Thẩm định phòng sạch
Thẩm định phòng sạch là họat động nhằm chứng minh các vấn đề, thông số liên quan đến thiết kế, lắp đặt, quá trình vận hành, hệ thống thông khí, máy móc… thực sự đem lại kết quả như mong muốn và đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc, tiêu chuẩn theo quy định.
Quá trình thẩm định phòng sạch sẽ được thực hiện ở ba trạng thái:
– Khi phòng sạch mới xây dựng. Thẩm định phòng sạch ở giai đoạn này nhằm xác nhận các thiết bị được lắp đặt chính xác.
– Khi đã vận hành các trang thiết bị nhưng chưa có nhân viên làm việc. Điều này đảm bảo môi trường vận hành của thiết bị.
– Khi thiết bị máy móc được lắp đặt hoàn chỉnh và có nhân viên làm việc. Thẩm định phòng sạch kiểm tra hiệu suất làm việc của phòng sạch có đáp ứng các mục tiêu đề ra hay không.
Thẩm định phòng sạch ban đầu thường được thực hiện bởi bên thứ ba để đảm bảo tính khách quan. Sau đó, phòng sạch sẽ được cấp chứng nhận mức độ sạch theo những tiêu chuẩn đã quy định.

2. Chi tiết thẩm định phòng sạch
Thẩm định phòng sạch không chỉ đơn giản là đếm số lượng tiểu phân. Tùy theo thiết kế, yêu cầu và các giai đoạn cụ thể mà có quy trình thẩm định phòng sạch thích hợp đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Một số mục yêu cầu như sau:
– Kiểm tra các hạt tiểu phân trong không khí.
– Kiểm tra luồng không khí.
– Kiểm tra chênh lệch áp suất không khí.
– Kiểm tra rò rỉ bộ lọc.

– Kiểm tra nhiệt độ.
– Kiểm tra độ ẩm.
– Kiểm tra áp suất phòng.
– Kiểm tra độ chiếu sáng.
– Kiểm tra tiếng ồn.
– Kiểm tra phục hồi, chứng tỏ phòng sạch có khả năng loại bỏ các hạt trong phòng bằng không khí đã được lọc.
3. Tầm quan trọng của thẩm định phòng sạch
Thẩm định phòng sạch là yêu cầu bắt buộc trước khi đưa phòng sạch trực tiếp đi vào hoạt động. Đồng thời, thẩm định phòng sạch định kỳ sẽ mang lại những lợi ích lớn cho tổ chức, doanh nghiệp:
– Luôn đảm bảo cấp độ sạch theo yêu cầu.
– Đảm bảo phòng sạch hoạt động liên tục, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
– Thẩm định phòng sạch giúp chủ động phát hiện nguồn ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến độ sạch và chất lượng của sản phẩm. Kịp thời tìm các giải pháp thay thế hoặc loại bỏ.
– Tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng, nâng cao tuổi thọ phòng sạch.
– Thẩm định phòng sạch thường xuyên tạo lòng tin của khách hàng rằng quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát phù hợp với tiêu chuẩn quy định.
– Tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý.
Trong các tiêu chuẩn quy định, phòng sach cấp độ ISO 5 trở xuống có thời gian tối đa giữa thẩm định nồng độ hạt trong không khí là 6 tháng. Còn đối với cấp sạch ISO 6 trở lên thì thời gian tối đa là 12 tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào phạm vi và tần suất sử dụng phòng sạch mà các tổ chức, doanh nghiệp có kế hoạch thẩm định phòng sạch phù hợp. Tránh tình trạng nâng cao chi phí bảo trì và có thể phải ngưng thời gian hoạt động của phòng sạch.
4. Thẩm định hệ thống HVAC
Đối với thẩm định phòng sạch, thẩm định hệ thống HVAC là một trong những bước quan trọng nhất. Hệ thống HVAC (Heating, Ventilation and Air-conditioning) là hệ thống xử lý không khí. Kiểm soát, khống chế hàm lượng hạt bụi trong phòng, tạo ra sự chênh áp với khu vực xung quanh, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong phòng. Điều này tạo nên các cấp độ sạch khác nhau trong tiêu chuẩn phân loại cấp độ sạch.

Thẩm định hệ thống HVAC – một phần trong thẩm định phòng sạch bao gồm:
1. Thẩm định thiết kế (Design Qualification): do nhà sản xuất thực hiện.
2. Thẩm định lắp đặt (Installation Qualification): kiểm tra tình trạng lắp đặt của các thiết bị thuốc hệ thống HVAC như hệ thống lọc, quạt gió, bộ phận trao đổi nhiệt, thiết bị tạo ẩm…
3. Hiệu chuẩn (Calibration): kiểm tra độ chính xác của các thiết bị đo lường như thiết bị đo chênh áp, thiết bị đo nhiệt độ, thiết bị đo độ ẩm…
4. Thẩm định vận hành (Operation Qualification): kiểm tra việc vận hành hệ thống, tốc độ quạt gió, luồng không khí, độ rò rỉ của màng lọc…
5. Thẩm định hiệu năng (Performance Qualification): được thực hiện trong điều kiện vận hành của phòng sạch. Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, nồng độ các hạt tiểu phân… đã tối ưu và tuân thủ các quy định hay chưa.
Sau khi những thẩm định phòng sạch ban đầu được hoàn tất, phòng sạch được chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, cần thường xuyên tiến hành thẩm định lại để đảm bảo độ sạch và hiệu suất phòng sạch vẫn như khi mới xây dựng.
Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về Thẩm định phòng sạch. Hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để INTECH là người đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn!