Tin mới nhất

Nghị định 93/2016/NĐ-CP, quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Rate this post

Nghị định 93/2016/NĐ-CP, quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Đời sống xã hội ngày một nâng cao nên nhu cầu chăm sóc, làm đẹp của người dân cũng tăng theo. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ các sản phẩm mỹ phẩm thông qua Nghị định quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm giúp hạn chế hiện tượng hàng giả, hàng nhái lưu hành trên thị trường ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hãy cùng INTECH tìm hiểu về Nghị định 93/2016/NĐ-CP – Nghị định quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

1. Nghị định 93/2016/NĐ-CP

Nghị định 93/2016/NĐ-CP căn cứ vào Luật tổ chức Chính phủ và Luật đầu tư. Được Chính phủ ban hành và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/07/2016. Nghị định 93/2016/NĐ-CP gồm 4 chương, 16 điều và phụ lục đi kèm. Quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trình tự, thủ tục giấy tờ liên quan đến cấp mới, cấp lại, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Nghị định quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm này áp dụng với đối tượng là các cơ sở sản xuất bán thành phẩm mỹ phẩm, thành phẩm mỹ phẩm và cơ sở đóng gói mỹ phẩm.

Link download: Nghị định 93/2016/NĐ-CP –  Quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Nghi- dinh-93_2016_ND-CP

Trong nghị định 93/2016/NĐ-CP đã giải thích rõ:

Sản phẩm mỹ phẩm: một chất hay sản phẩm hỗn hợp sử dụng bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận bên ngoài cơ thể như da, lông, tóc, móng… hoặc răng, niêm mạc. Có khả năng làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Sản phẩm mỹ phẩm
Sản phẩm mỹ phẩm

2. Điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Theo nghị định 93/2016/NĐ-CP – Nghị định quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm, cơ sở sản xuất mỹ phẩm đủ điều kiện hoạt động khi được thành lập hợp pháp và có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Để đạt được Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, cơ sở sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

2.1 Về nhân sự

Theo nghị định quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm, cơ sở sản xuất phải có đủ nhân viên đảm nhiệm các công việc sản xuất. Người phụ trách công tác chuyên môn phải được đào tạo trong các chuyên ngành: hóa học, sinh học, dược học…

2.2 Về cơ sở vật chất

Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định nhà máy, cơ sở sản xuất phải có vị trí, diện tích phù hợp. Các trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu của dây truyền sản xuất đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

Nhà xưởng được chia thành các khu vực theo chức năng và mục đích sử dụng. Có khu vực riêng bảo quản nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, đặc biệt là các chất độc, chất dễ cháy nổ.

2.3 Về hệ thống quản lý chất lượng

Nghị định quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm – Nghị định 93/2016/NĐ-CP yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng tại cơ sở sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu:

– Nguyên phụ liệu đầu vào, bán thành phẩm, nước trong dây chuyền phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quy định.

– Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm.

– Có bộ phận kiểm tra, giám sát chất lượng tại mỗi công đoạn của quá trình sản xuất. Chủ động ngăn ngừa và phát hiện các yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng đến chất lượng mỹ phẩm.

– Có hệ thống lưu trữ hồ sơ tài liệu.

Dây truyền sản xuất mỹ phẩm
Dây truyền sản xuất mỹ phẩm

3. Quy trình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

3.1 Hồ sơ đề nghị

Theo Nghị định 93/2016/NĐ-CP – Nghị định quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

– Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất.

– Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất.

– Danh mục các mặt hàng mỹ phẩm đang hoặc dự kiến sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của từng sản phẩm.

Hồ sơ được lập thành 01 bộ, có đóng dấu giáp lai của cơ sở sản xuất mỹ phẩm.

Các mặt hàng mỹ phẩm
Các mặt hàng mỹ phẩm

3.2 Tiếp nhận hồ sơ

Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định, Sở Y tế tại các tỉnh, thành phố là đơn vị đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho các cơ sở sản xuất tại địa bàn.

Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Y tế địa phương nơi đặt cơ sở sản xuất.

Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, Sở Y tế sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho những hồ sơ hợp lệ. Những hồ sơ chưa hợp lệ sẽ được gửi thông báo bằng văn bản về các nội dung cần sửa chữa, bổ sung.

3.3 Cấp giấy chứng nhận

Theo Nghị định quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm, trong 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ và lệ phí hợp lệ, Sở Y tế sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất. Những cơ sở đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

Những cơ sở chưa đáp ứng đủ điều kiện, nếu có bất kỳ yêu cầu thay đổi, khắc phục gì thì Sở Y tế sẽ thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do gửi cơ sở sản xuất mỹ phẩm. Cơ sở thực hiện những thay đổi, khắc phục đã nêu trong văn bản và gửi lại báo cáo cho Sở Y tế trong thời gian quy định. Trong 06 tháng, nếu Sở Y tế không nhận được báo cáo khắc phục của cơ sở sản xuất thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm của cơ sở đó không còn giá trị.

Tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, quy định trong Nghị định 93/2016/NĐ-CP – Nghị định quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm sẽ giúp cơ sở sản xuất luôn đảm bảo chất lượng mỹ phẩm. Chủ động phát hiện nguyên liệu, bán thành phẩm lỗi hỏng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu Nghị định 93/2016/NĐ-CP – Nghị định quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để INTECH là người đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Liên hệ