Số lần trao đổi gió và các nội quy, nguyên tắc trong phòng sạch
Phòng sạch trong các thập kỷ gần đây đang ngày càng phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu như điện tử, hóa học, sinh học… Tuy nhiên, chi phí xây dựng phòng sạch khá lớn nên việc tìm hiểu về hệ thống phòng sạch giúp kéo dài tuổi thọ phòng sạch là điều rất được chú trọng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về số lần trao đổi gió trong phòng sạch, các nội quy phòng sạch và nguyên tắc trong phòng sạch. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có nhu cầu nhé!
1. Số lần trao đổi gió trong phòng sạch
Số lần trao đổi gió trong phòng sạch là lưu lượng gió đi vào và đi ra phòng sạch trong một đơn vị thời gian. Số lần trao đổi gió trong phòng sạch được tính theo công thức:
Q = ACH x S x H
Trong đó: Q là lưu lượng gió cấp vào phòng (m3/h)
ACH (Air Change Per Hour) là số lần trao đổi không khí mỗi giờ.
S là diện tích phòng sạch (m2)
H là chiều cao phòng sạch (m)
Xem thêm: Chứng nhận GMP là gì . Phòng Sạch Điện Tử . Nghị định 15/2018/nđ-cp . Hệ thống HVAC . Tiêu chuẩn GSP
Việc kiểm soát số lần trao đổi gió trong phòng sạch cần được duy trì thực hiện liên tục. Gió đi vào và đi ra phòng sạch có tác dụng đưa không khí đạt tiêu chuẩn vào phòng và mang đi những hạt bụi hoặc vi khuẩn, nấm mốc… phát sinh trong quá trình sản xuất. Đảm bảo tiêu chuẩn về số lần trao đổi gió trong phòng sạch giúp cho không khí trong phòng luôn sạch tạo môi trường làm việc an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Nội quy, nguyên tắc trong phòng sạch
Phòng sạch là hệ thống luôn được đảm bảo về mọi mặt nhiệt độ, độ ẩm, áp suất…và đặc biệt là chất lượng không khí ra vào phòng. Để không làm ô nhiễm và nâng cao tuổi thọ của phòng sạch, những cán bộ, nhân viên làm việc cần phải tuân thủ các nguyên tắc trong phòng sạch.

2.1 Trang phục phòng sạch
Nội quy phòng sạch quy định rất chặt chẽ về các trang phục được sử dụng trong phòng sạch. Cần sử dụng những trang thiết bị bảo hộ thích hợp, được thiết kế riêng cho từng loại phòng sạch, đặc biệt là khi làm việc trong môi trường nhiễm tĩnh điện.
Theo nguyên tắc trong phòng sạch, cán bộ, nhân viên khi vào phòng sạch cần mang trang phục bảo hộ chuyên dùng bao gồm:
– Quần áo phòng sạch: đây thường là các bộ đồ chuyên dụng, có thể là áo liền quần hoặc tách rời. Quần áo bảo hộ giúp hạn chế tối đa việc mang các hạt bụi, vi khuẩn… từ môi trường bên ngoài vào phòng sạch có thể gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc và chất lượng sản phẩm.

– Mũ bảo hộ: giúp bảo vệ phần đầu của nhân viên phòng sạch và ngăn ngừa các phần của cơ thể như tóc… có thể rơi trên sàn hoặc trên sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Tuyệt đối không sử dụng các loại mũ làm từ lông thú trong phòng sạch để tránh tích điện và lưu giữ các hạt bụi.
– Găng tay chuyên dụng: theo nội quy phòng sạch, tùy theo từng loại phòng sạch và mục đích sử dụng mà lựa chọn găng tay phù hợp. Găng tay có thể sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu với tính năng khác nhau như găng tay cao su, găng tay chống tĩnh điện, găng tay chống cắt phủ PU…
– Giày dép phòng sạch: là trang phục đã được vệ sinh khử bụi thông qua buồng thổi bụi phòng sạch và thảm dính bụi. Một số trang phục bảo hộ có kết hợp cả giày giúp nhân viên thuận tiện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc.
2.2 Vật dụng không được mang vào phòng sạch
Các vật dụng của cán bộ, nhân viên khi sử dụng bên ngoài phòng sạch có thể nhiễm bụi, vi khuẩn, nấm mốc…. Vì vậy, hạn chế tối đa mang các vật dụng từ bên ngoài vào phòng sạch là một trong những nguyên tắc trong phòng sạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người.

– Không mang đồ ăn, thức uống vào phòng sạch; không hút thuốc, nhai kẹo cao su trong phòng.
– Các vật dụng cá nhân như: áo khoác, đồ trang sức, chìa khóa… đều được cất trong tủ để đồ. Các vật dụng không liên quan trực tiếp đến công việc như điện thoại, ví tiền… nếu muốn mang vào phòng sạch cần được kiểm tra kỹ càng. Hạn chế tối đa việc lấy chúng ra trong quá trình làm việc.
– Nội quy phòng sạch quy định, các vật dụng, trang thiết bị khi muốn mang vào phòng sạch đều cần được thông qua bộ phận kiểm duyệt để được phê chuẩn. Không nên mang các vật dụng không được phép vào phòng sạch để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm chéo, gây ra các hậu quả không tốt cho sức khỏe nhân viên và chất lượng sản phẩm.
Là một nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất cần luôn ý thức mình đang làm việc trong phòng sạch. Bởi trong các nguyên nhân gây ô nhiễm phòng sạch thì con người chính là nhân tố số một ảnh hưởng đến độ sạch của phòng. Do vậy, người cán bộ, nhân viên phòng sạch cần tuân thủ các nội quy phòng sạch, chủ động trong việc giữ gìn vệ sinh phòng. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các khóa đào tạo về nguyên tắc trong phòng sạch, phổ biến nội quy phòng sạch. Để bất kỳ nhân viên nào cũng có thể nắm bắt được. Một trong số đó là việc đảm bảo không khí phòng sạch thông qua việc kiểm soát số lần trao đổi gió trong phòng sạch.
Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về nội quy phòng sạch, nguyên tắc trong phòng sạch. Hay đơn giản chỉ là muốn biết về số lần trao đổi gió trong phòng sạch? Đừng ngại ngần, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để INTECH là người đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn!